Bối cảnh lịch sử Nelson (lớp thiết giáp hạm)

Trận Jutland đã chỉ ra giá trị của hỏa lực và sự bảo vệ bằng vỏ giáp so với tốc độ và sự cơ động;[2] vì vậy, thế hệ tàu chiến Anh Quốc tiếp theo sau đã tích hợp những bài học này. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, Bộ Hải quân vạch ra những kế hoạch cho những chiếc tàu chiến-tuần dương và thiết giáp hạm đồ sộ có, vỏ giáp nặng, to hơn và mạnh hơn nhiều so với mọi tàu chiến trước đó. Lớp tàu chiến-tuần dương G3 sẽ trang bị cỡ pháo 406 mm (16 inch); và lớp thiết giáp hạm N3 sẽ có chín khẩu pháo 457 mm (18 inch), sẽ là những tàu chiến mạnh nhất nổi trên mặt nước. Hải quân Hoàng gia Anh có kế hoạch duy trì sự thống trị trên mặt biển trong cuộc chạy đua vũ trang đang bùng phát, bất chấp những tàu chiến lớn đang được trù định tại Nhật BảnHoa Kỳ.[3]

Việc phát triển bất ngờ bị cắt giảm bởi Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922, vốn đã làm ngưng lại cuộc chạy đua vũ trang hải quân. Bốn chiếc tàu chiến-tuần dương đã đặt hàng bị hủy bỏ; một số vật liệu cần thiết sau đó đã được sử dụng cho Nelson và Rodney. Hiệp ước giới hạn trọng lượng rẽ nước của thiết giáp hạm thuộc mọi quốc gia ở mức 35.000 tấn và cỡ pháo tối đa 406 mm (16 inch). Người Anh đã thành công trong việc đảm bảo là định nghĩa về trọng lượng rẽ nước tối đa – mệnh danh "trọng lượng rẽ nước tiêu chuẩn" – không bao gồm nhiên liệu và nước cấp cho nồi hơi. Họ đã tranh luận về chiến lược trải rộng của Đế quốc Anh có nghĩa là những con tàu của họ phải mang theo nhiều hơn nhiên liệu và nước, và họ không thể bị thiệt hại so với những nước như Pháp và Ý, vốn hoạt động gần hơn các căn cứ của chúng. Kết quả là, có thể tích hợp những đai giáp chống ngư lôi bên trong đổ đầy nước, chỉ góp thêm phần trọng lượng "khô" (tiêu chuẩn) và do đó không tính vào giới hạn của Hiệp ước.[3]